Giá trị của bảo hiểm nhân thọ là gì? Thực trạng bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Có nhiều người đặt ra câu hỏi về việc nên gửi tiền tiết kiệm hay mua bảo hiểm nhân thọ. Việc quá chú tâm vào vấn đề tài chính vô tình đã làm chúng ta quên mất, giá trị ý nghĩa thực sự mà bảo hiểm nhân thọ mang đến chính là bảo vệ sức khỏe và tài chính của người mua trước mọi rủi ro. Cụ thể, bài viết dưới đây từ Manulife sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về việc tham gia bảo hiểm

Giá trị của bảo hiểm nhân thọ là gì?

Bảo hiểm nhân thọ và giá trị của sự bảo vệ

Ngày nay xã hội phát triển không ngừng đồng thời việc ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn cũng tăng cao khiến chúng ta dễ mắc các bệnh nguy hiểm và chi phí phải trả cho việc điều trị rất cao. Nếu chẳng may sức khỏe bạn xuống dốc, hãy yên tâm vì đã có bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm nhân thọ mang đến một giải pháp ưu việt để bảo vệ và phòng ngừa tài chính cho con người trước những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.

Giá trị ý nghĩa nhất của bảo hiểm nhân thọ – Bảo vệ sức khỏe và tài chính trước mọi rủi ro

Khi xảy ra rủi ro về sức khỏe hoặc tính mạng, giá trị và lợi ích bảo vệ của bảo hiểm nhân thọ được thể hiện rõ khi giúp người tham gia bảo hiểm có điều kiện chữa trị tốt hơn, đồng thời giúp người thân và gia đình có nguồn tài chính đảm bảo để vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, đối với hai trường hợp rủi ro thiếu may mắn nhất trong cuộc sống là thương tật và tử vong, bảo hiểm nhân thọ đều thực hiện chi trả bảo hiểm theo quy định của hợp đồng. Lúc này, quyền lợi quyền lợi bảo hiểm được chi trả trở thành khoản thay thế thu nhập của người được bảo hiểm, giúp gia đình an tâm tiếp tục duy trì cuộc sống.

Do vậy, khách hàng cần xác định khi tham gia bảo hiểm nhân thọ thì mục đích không chỉ nằm ở giá trị tích luỹ hay sinh lời, mà phải quan tâm đến giá trị ý nghĩa nằm ở sự bảo vệ tài chính cho con người trước những rủi ro trong cuộc sống gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thực trạng bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ở những khía cạnh sau:

1. Thực Trạng

– Về sản phẩm:

Giống như quá trình phát triển của các thị trường khác trên thế giới, đến nay sản phẩm chủ yếu của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn là các sản phẩm hỗn hợp truyền thống với 73% doanh thu khai khác mới và 87% số lượng hợp đồng chính có hiệu lực tại cuối năm 2007. Tỷ trọng này đã giảm trong thời gian qua với sự gia tăng của các sản phẩm mang tính bảo vệ và sản phẩm phi truyền thống. Sản phẩm liên kết chung (universal life) đã được đưa ra thị trường trong thời gian gần đây và thu được những kết quả đáng chú ý. Từ đầu năm 2008 sản phẩm liên kết đơn vị (unit linked) cũng đã được đưa ra thị trường. Các sản phẩm bancassurance cũng đã lần lượt được đưa ra thị trường trong mấy năm gần đây.

Những rủi ro khi tham gia bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

– Về kênh phân phối:

Kênh phân phối qua đại lý đến nay đây vẫn là kênh phân phối chính, đóng góp khoảng 99% doanh thu khai thác mới. Đáng chú ý, sau một giai đoạn phát triển “nóng” về số lượng đại lý với hệ quả là “vào nhanh, ra nhanh”, trong thời gian gần đây các doanh nghiệp đã chú trọng đến chất lượng và tính chuyên nghiệp của nghề đại lý bảo hiểm. Tại cuối năm 2004, toàn thị trường có gần 100.000 đại lý hoạt động thì đến cuối năm 2007 con số này chỉ là gần 70.000 đại lý hoạt động. Bên cạnh kênh phân phối qua đại lý, các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng thêm kênh bancassurance nhưng đến nay kết quả của kênh phân phối này vẫn còn rất khiêm tốn (với dưới 1% doanh thu khai thác mới).

– Năng lực tài chính:

Nhằm nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có quy định nâng mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ từ 400 tỷ lên 600 tỷ đồng. Đối với các doanh nghiệp được phép triển khai bảo hiểm liên kết đơn vị thì yêu cầu về mức vốn điều lệ đã góp phải cao hơn mức vốn pháp định từ 200 tỷ đồng trở lên.

2. Những thách thức

Mặc dù đã có những bước phát triển dài nhưng có thể thấy, đến nay thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé và vẫn đang trong giai đoạn hình thành. Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cũng đang gặp phải một số thách thức đối với sự phát triển bền vững của mình, có thể kể:

– Thứ nhất, lạm phát.

Trong năm 2007 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 12,6% và dự báo trong năm 2008 tỷ lệ này còn cao hơn, làm cho chúng ta nhớ đến tình trạng lạm phát trong những năm đầu bảo hiểm nhân thọ được triển khai. Lạm phát cao kéo theo hệ quả là làm giảm niềm tin của công chúng đối với các khoản đầu tư dài hạn, các hợp đồng bảo hiểm dài hạn đồng thời làm cho lãi suất ngắn hạn tăng lên cao (như lãi suất tiết kiệm ngân hàng), tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

Thực trạng bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

– Thứ hai, sự cạnh tranh.

Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính (như ngân hàng, chứng khoán và các tổ chức tài chính) và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong việc thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong dân chúng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm bảo hiểm như tiết kiệm gửi định kỳ, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm với thời hạn dài kèm theo các hình thức khuyến mại như tặng bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng và nhiều ưu đãi liên quan khác. Theo đánh giá chung, sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong giai đoạn 2004-2006.

– Thứ ba, môi trường luật pháp.

điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm mặc dù đã được quan tâm xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa theo kịp sự phát triển của ngành, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều vui mừng là việc sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm đã được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội trong năm 2010.

– Thứ tư, nhận thức và hiểu biết

Nhận thức và hiểu biết của thị trường cũng như của các cơ quan nhà nước nói chung về bảo hiểm nhân thọ vẫn chưa cao, gây khó khăn cho hoạt động của ngành. Đặc biệt, đến nay đại lý bảo hiểm nhân thọ chưa nhận được sự đánh giá cao của công chúng và chưa được chính thức thừa nhận như một nghề nghiệp chuyên nghiệp.

– Thứ năm, hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gặp không ít khó khăn do thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ. Hiện có tới 90% nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ dành đầu tư vào trái phiếu chính phủ và gửi ngân hàng thương mại. Vì thế hiệu quả đầu tư thấp và bảo tức cho người tham gia bảo hiểm vẫn chưa cao.

Bên cạnh những thách thức trên, những hệ quả của giai đoạn phát triển “nóng” cũng là những vấn đề mà ngành bảo hiểm nhân thọ cần phải giải quyết, vượt qua.

Tóm lại, bạn nên lựa chọn công ty bảo hiểm có uy tín trên thị trường cũng như chọn một chuyên viên tư vấn tốt và am hiểu tường tận mọi vấn đề liên quan đến bảo hiểm và sẽ được bảo hiểm.

Tham gia bảo hiểm nhân thọ Manulife để bảo vệ gia đình bạn một cách trọn vẹn

Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có một cái nhìn chính xác hơn về bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm nhân thọ Manulife hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được cho bản thân và người thân yêu trong gia đình những gói bảo hiểm phù hợp nhất với các gói bảo hiểm nhân thọ Manulife ưu Việt nhằm bảo vệ sức khỏe và khả năng tài chính của mỗi thành viên trước mọi rủi ro có thể ập đến trong tương lai. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết hữu ích tiếp theo. Bảo hiểm nhân thọ Manulife luôn đồng hành cùng bạn trên mọi chặng đường.