Tìm hiểu ung thư tử cung cùng bảo hiểm nhân thọ Manulife

Ung thư tử cung đang ngày càng gia tăng và trở thành căn bệnh ung thư phụ khoa phổ biến đối với chị em phụ nữ. Chính vì vậy, chị em cần phải nắm rõ các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để kịp thời tầm soát và điều trị sớm. Cùng bảo hiểm nhân thọ Manulife tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư tử cung là gì?

Ung thư tử cung là gì?

Ung thư tử cung còn được gọi là ung thư nội mạc tử cung là bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn trong khoảng từ 45 – 75. Tuy vậy, bệnh đang ngày càng trẻ hóa.

Theo nghiên cứu, cứ khoảng 100 phụ nữ sẽ có 3 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tử cung. Khi phát hiện bị ung thử tử cung, chẩn đoán và điều trị sớm làm tăng cơ hội thuyên giảm.

2. Nguyên nhân gây ung thư tử cung

2.1 Mất cân bằng nội tiết tố

Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố có thể gây tích trữ mỡ thừa trong cơ thể, dẫn đến gia tăng lượng estrogen. Điều này là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nội mạc tử cung mà chị em không nên chủ quan xem thường.

2.2 Kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều là một trong những căn nguyên dẫn đến ung thư tử cung

Rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong những căn nguyên của bệnh ung thư nội mạc tử cung. Ngoài ra, những chị em có kinh nguyệt lần đầu quá sớm hoặc quá muộn cũng dễ mắc bệnh hơn.

2.3 Chế độ ăn uống không lành mạnh

Những người có sở thích ăn nhiều dầu mỡ béo có nguy cơ mắc bệnh carcinom nội mạc tử cung cao hơn những người ăn uống lành mạnh, chú trọng bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày. Lý do là, chất béo xấu có thể gây tích trữ hormone estrogen dẫn đến tăng sinh nội mạc tử cung, từ đó gây ra ung thư.

2.4 Mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp

Bệnh tiểu đường, tăng huyết áp thường ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, làm tăng nồng độ estrogen, dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, tăng sinh nội mạc tử cung,… Và điều đó là nguyên nhân gây ra ung thư nội mạc tử cung.

2.5 Do yếu tố di truyền

Nếu người thân trong gia đình bạn đang mắc bệnh ung thư tử cung thì rất có khả năng bạn cũng là đối tượng mắc bệnh. Vì vậy, đối với trường hợp này, hãy thực hiện kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư nội mạc tử cung ngay từ sớm nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tăng tối đa cơ hội sống còn.

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

  • Quan hệ với nhiều người: Các nghiên cứu phát hiện, nếu một phụ nữ có nhiều hơn 7 bạn tình trong đời hoặc nhiều hơn 2 bạn tình trong vòng 1 năm, nguy cơ nhiễm HPV sẽ tăng lên. Ngoài việc có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục khi còn ở tuổi vị thành niên cũng là yếu tố nguy cơ, vì lúc này các tế bào mô cổ tử cung chưa trưởng thành, chúng cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tác động tổn thương.
  • Mang thai sớm hoặc mang thai nhiều lần: Việc mang thai và sinh con trước năm 17 tuổi, khi các cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện sẽ gây tổn thương cho cơ quan sinh sản, đặc biệt là cổ tử cung. Ngoài ra, những người mang thai từ 4 lần trở lên cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.
  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nicotine, đây là chất dễ khiến hệ miễn dịch suy yếu và làm stress oxy hóa, từ đó làm mất cân bằng các gen sinh ung thư.
  • Suy giảm miễn dịch: Hệ thống miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư. Việc suy giảm miễn dịch là yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.
  • Một số yếu tố khác như: Vệ sinh cá nhân kém, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên, lạc nội mạc tử cung, nhiễm chlamydia…

4. Triệu chứng của ung thư tử cung

4.1 Xuất huyết âm đạo bất thường

Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư tử cung. Tình trạng xuất huyết âm đạo thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, đa số các chị em cũng cần phải cảnh giác nếu bắt gặp các triệu chứng bất thường như kinh nguyệt ra nhiều, thời gian hành kinh dài hơn, hoặc ra máu giữa các kỳ kinh nguyệt, bởi đó có thể là những triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung.

4.2 Ra khí hư bất thường

Ra khí hư bất thường là một trong những triệu chứng của ung thư tử cung

Tiết dịch âm đạo là điều bình thường đối với chị em phụ nữ, tuy nhiên nếu lượng dịch ra nhiều, có màu sắc bất thường, đặc biệt là sau mãn kinh thì đây rất có thể là dấu hiệu ung thư ở lớp nội mạc tử cung.

4.3. Đau vùng chậu thường xuyên

Đau vùng chậu là triệu chứng rất thường gặp ở những bệnh nhân ung thư tử cung. Khi các tế bào ung thư phát triển, khối u trở nên to hơn, người bệnh thường bị đau hoặc chuột rút.

4.4 Thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện

Sự xuất hiện khối u ở lớp nội mạc tử cung có thể gây chèn ép bàng quang, khiến người bệnh gặp các vấn đề trong việc tiểu tiện. Lúc này, áp lực tác động lên xương chậu khiến người bệnh phải tiểu tiện thường xuyên hơn và bị đau hoặc gặp khó khăn trong quá trình tiểu tiện. Nhiều trường hợp, bệnh nhân tiểu buốt, bí tiểu, xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc trong phân.

4.5 Giảm cân không rõ lý do

Giảm cân bất thường là triệu chứng thường xảy ra đối với những người mắc ung thư nội mạc tử cung. Người bệnh bị sụt cân nghiêm trọng theo thời gian, kèm theo các triệu chứng phụ khoa khác, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Khi nghi ngờ mình mắc phải các triệu chứng ung thư nội mạc tử cung nêu trên, chị em cần chủ động đi khám, thẳng thắn trao đổi với bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Tùy vào độ tuổi, tình hình sức khỏe và mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn một phương pháp chữa trị thích hợp.

5. Các giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung

5.1 Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0:

Đây là giai đoạn sớm nhất, thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Giai đoạn chớm nở này còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Các tế bào bất thường mới xuất hiện trong lớp lót bề mặt của cổ tử cung, chưa ăn sâu xuống mô chính và chưa lan ra các bộ phận khác trong cơ thể.

5.2 Ung thư cổ tử cung giai đoạn I:

Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính của cổ tử cung, người bệnh có thể sẽ bị cắt một phần hay toàn bộ tử cung, hoặc xạ trị. Nếu cắt bỏ quá nhiều mô, người phụ nữ có thể mất cơ hội mang thai do các mô sẹo có thể gây hẹp cổ tử cung, chặn tinh trùng và trứng gặp nhau.

5.3 Ung thư cổ tử cung giai đoạn II-III:

Khối ung thư bắt đầu lan đến âm đạo, các mô xung quanh cổ tử cung và vùng chậu. Giai đoạn này buộc phải điều trị bằng xạ trị phối hợp với hóa trị và không bảo tồn được chức năng sinh sản. Một số trường hợp có thể phẫu thuật nhưng thường phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng, kết hợp thêm xạ và hóa trị.

5.4 Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV:

Khối u lan ra ngoài vùng chậu, xâm lấn đến các bộ phận gần đó như bàng quang, trực tràng hoặc di căn đến các cơ quan như phổi, gan, xương… Lúc này, chủ yếu kéo dài thời gian sống và giảm triệu chứng.

6. Chẩn đoán xác định ung thư tử cung

Các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ, nhất là các chị em đã quan hệ tình dục và từng bị viêm nhiễm phụ khoa, nên đến thăm khám phụ khoa để bác sĩ có thể chẩn đoán xác định ung thư tử cung. Sau đây là 3 phương pháp phổ biến giúp phát hiện bệnh:

6.1 Xét nghiệm Pap Smear (phết tế bào tử cung)

Phương pháp xét nghiệm Pap Smear

Đây là một xét nghiệm khá đơn giản, thực hiện bằng cách tách lấy tế bào bong ra từ lớp niêm mạc tử cung, tiến hành nhuộm rồi soi dưới kính hiển vi để tìm các tế bào bất thường, bị loạn sản, tế bào tiền ung thư và ung thư,… Nếu kết quả bình thường, nghĩa là chị em không bị bệnh ung thư nội mạc tử cung. Khi kết quả Pap Smear bất thường, thì bệnh nhân có thể bị viêm hoặc ung thư ở tử cung, khi đó bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán xác định bằng cách soi hoặc sinh thiết nội mạc tử cung. Đối với thời gian đầu, nên làm xét nghiệm PAP Smear mỗi 6 tháng đến 1 năm. Sau 3 năm, nếu kết quả đều là âm tính thì tiếp tục làm test 2 năm một lần cho tới 60 tuổi.

6.2 Soi tử cung

Soi tử cung là một biện pháp được dùng để chẩn đoán xác định ung thư tử cung, được bác sĩ chỉ định tiến hành khi nhận thấy tử cung xuất hiện những tổn thương bất thường hoặc với đối tượng trên 40 tuổi có nhiều nguy cơ. Phương pháp này sử dụng máy soi với độ phóng đại lên đến 10-30 lần, có thể kết nối với màn hình máy tính để hiển thị hình ảnh, lưu và in ra để làm bằng chứng cận lâm sàng, tiện theo dõi sau này.

6.3 Sinh thiết nội mạc tử cung

Sinh thiết là phương pháp tầm soát carcinom nội mạc tử cung cho kết quả khá chính xác, được tiến hành bằng cách tách lấy phần mô nghi ngờ có tổn thương tại nơi soi tử cung, rồi soi qua dưới kính hiển vi để tìm các tế bào ác tính.

6.4 ThinPrep Pap Test

Phương pháp ThinPrep Pap Test

ThinPrep Pap thực chất là xét nghiệm phết tế bào tử cung (Pap smear) được cải tiến. Nếu xét nghiệm Pap Smear trước đây chỉ đạt độ nhạy và đặc hiệu chừng 70%, thì với ThinPrep Pap test, con số này có thể lên đến 100%.

Với phương pháp tầm soát này, các mô bệnh học thu được từ nội mạc tử cung sẽ không được phết vào một lam kính để làm tiêu bản như xét nghiệm phết tế bào tử cung thông thường mà được rửa hoàn toàn bằng một chất lỏng trong lọ ThinPrep và sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy ThinPrep. Đến đây, tiêu bản được hoàn thành một cách tự động.

7. Điều trị ung thư tử cung theo phương pháp nào?

7.1 Phẫu thuật

Điều trị ung thư tử cung bằng phẫu thuật

Ung thư tử cung thường được điều trị bằng một loại phẫu thuật được gọi là cắt tử cung .

Trong quá trình cắt tử cung, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ tử cung. Họ cũng có thể loại bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng, trong một thủ tục được gọi là cắt bỏ hai bên salpingo-oophorectomy (BSO). Cắt tử cung và BSO thường được thực hiện trong cùng một hoạt động.

Để tìm hiểu nếu ung thư đã lan rộng, bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ loại bỏ các hạch bạch huyết gần đó. Điều này được gọi là bóc tách hạch hoặc cắt hạch.

Nếu ung thư đã lan sang các khu vực khác của cơ thể, bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị phẫu thuật bổ sung.

7.2 Xạ trị

Điều trị ung thư tử cung bằng xạ trị

Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Có hai loại xạ trị chính được sử dụng để điều trị ung thư nội mạc tử cung:

  • Xạ trị chùm tia bên ngoài : Một máy bên ngoài tập trung các chùm bức xạ vào tử cung từ bên ngoài cơ thể bạn.
  • Xạ trị bên trong : Chất phóng xạ được đặt bên trong cơ thể, trong âm đạo hoặc tử cung. Điều này còn được gọi là liệu pháp brachytherther.

Bác sĩ có thể đề nghị một hoặc cả hai loại xạ trị sau phẫu thuật. Điều này có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư có thể còn sót lại sau phẫu thuật.

Trong những trường hợp hiếm hoi, họ có thể đề nghị xạ trị trước khi phẫu thuật. Điều này có thể giúp thu nhỏ khối u để làm cho chúng dễ dàng hơn để loại bỏ.

Nếu bạn không thể phẫu thuật do các điều kiện y tế khác hoặc sức khỏe tổng thể kém, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị là phương pháp điều trị chính của bạn.

7.3 Hóa trị

Hóa trị liên quan đến việc sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Một số loại điều trị hóa trị liên quan đến một loại thuốc, trong khi những loại khác liên quan đến sự kết hợp của các loại thuốc. Tùy thuộc vào loại hóa trị mà bạn nhận được, thuốc có thể ở dạng thuốc viên hoặc được tiêm qua đường truyền tĩnh mạch (IV).

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị hóa trị liệu cho ung thư nội mạc tử cung đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Họ cũng có thể đề nghị phương pháp điều trị ung thư nội mạc tử cung này đã quay trở lại sau quá trình điều trị trước đây.

7.4 Liệu pháp hormon

Liệu pháp hormon liên quan đến việc sử dụng hormone hoặc thuốc ngăn chặn hormone để thay đổi nồng độ hormone của cơ thể. Điều này có thể giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư nội mạc tử cung. Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp hormone cho ung thư nội mạc tử cung giai đoạn III hoặc IV. Họ cũng có thể đề nghị nó cho ung thư nội mạc tử cung đã trở lại sau khi điều trị. Liệu pháp hormon thường được kết hợp với hóa trị.

7.5 Hỗ trợ tinh thần

Hỗ trợ tinh thần là điều rất quan trọng với người bị ung thư

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đối phó với cảm xúc với chẩn đoán hoặc điều trị ung thư, hãy cho bác sĩ biết. Mọi người thường gặp khó khăn trong việc quản lý các tác động về cảm xúc và tinh thần khi sống chung với bệnh ung thư.

Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu bạn đến một nhóm hỗ trợ trực tiếp hoặc trực tiếp cho những người bị ung thư. Bạn có thể thấy thoải mái khi kết nối với những người khác đang trải qua những trải nghiệm tương tự như bạn.

Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tư vấn. Trị liệu một-một hoặc nhóm có thể giúp bạn quản lý các tác động tâm lý và xã hội của việc sống chung với bệnh ung thư.

Tổng kết

Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp bạn phòng tránh được căn bệnh ung thư cổ tử cung – nỗi lo lớn của chị em phụ nữ. Đồng thời, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường bạn nên đi thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó, trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người bắt đầu quan tâm và tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tham gia Bảo hiểm nhân thọ Manulife là giải pháp giúp mang lại cuộc sống trọn vẹn. 

Hiện nay có rất nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ trong đó có công ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife luôn nằm trong top nơi cung cấp dịch vụ tài chính uy tín và an toàn nhất tại Việt Nam. Với những gì Bảo hiểm nhân thọ Manulife đã và đang thể hiện, công ty này ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong lòng của khách hàng. Tham gia Bảo hiểm nhân thọ Manulife là giải pháp giúp mang lại cuộc sống trọn vẹn nhất cho bạn và những người thân yêu. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn có thể lựa chọn những gói sản phẩm phù hợp nhất của công ty Bảo hiểm nhân thọ manulife.

>>> Tìm hiểu thêm: Các gói bảo hiểm nhân thọ Manulife